SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2013 - 2014
THPT NGUYỄN CHÍ THANH MÔN: VẬT LÝ – KHỐI: 10
Thời gian làm bài: 45 phút.
Mã đề: B (đề dự bị)
A Phần chung: (Cho tất cả HS) 8đ
Câu 1: (1 điểm) Thế năng trọng trường: Nêu định nghĩa , viết công thức , nêu tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức.
Câu 2: (1 điểm) Thế nào là quá trình đẳng tích? Phát biểu và viết công thức của định luật Saclơ.
Câu 3: (1,5 điểm) Định nghĩa động lượng của một vật. Giữa độ biến thiên động lượng và xung lượng của lực có mối quan hệ gì? Viết công thức về mối quan hệ đó.
Áp dụng: Vật có khối lượng 500g , rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 2 giây . Lấy g = 10m/s2 . Tìm độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó?
Câu 4: (1,5 điểm) Phát biểu và viết biểu thức của nguyên lý I nhiệt động lực học . Nêu quy ước về dấu của công A , nhiệt lượng Q và độ biến thiên nội năng U.
Áp dụng: Truyền cho khí trong xylanh một nhiệt lượng 20J , khí nở ra đẩy pittông đi một đoạn 10cm với một lực có độ lớn 40N . Nội năng của khí tăng hay giảm một lượng bao nhiêu?
Câu 5: (1 điểm) Một vật chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang với vận tốc 7,2 km/h bởi lực kéo 120N có hướng hợp với phương ngang một góc 600 . Tính công của lực kéo trong 5 phút.
Câu 6: (2 điểm) Từ mặt đất, người ta ném một vật nhỏ lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc v0=10 m/s.Bỏ qua sức cản của không khí . Lấy g = 10m/s2 . Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Dùng định luật bảo toàn cơ năng,tính:
A) Độ cao cực đại mà vật lên được .
B) Độ cao của vật mà tại đó động năng bằng 4 lần thế năng .
B. Phần riêng: 2 đ
Câu 7A (2 điểm): Dành cho lớp cơ bản (từ 10 A3 đến 10 A10)
Một khối lượng khí lý tưởng ở trạng thái 1có thể tích V1, nhiệt độ 1270C ,biến đổi đẳng áp sang trạng thái 2 có thể tích tăng gấp đôi.
a)Tính nhiệt độ khí ở trạng thái 2.
b)Sau đó làm lạnh đẳng tích đến nhiệt độ 470C , khi đó áp suất là 2at , (trạng thái 3). Tính áp suất khí ở trạng thái 1.
c)Biểu diễn cả 2 quá trình trên trong cùng hệ toạ độ (p-T).
Câu 7B (2 điểm): Dành cho lớp chọn (từ 10 A1 đến 10 A2)
Con lắc đơn gồm vật nặng có khối lượng 1kg được treo ở đầu một sợi dây, đầu kia của sợi dây được treo vào một điểm cố định. Sợi dây có khối lượng gần bằng không, không dãn và dài 1 mét. Kéo con lắc đơn đến vị trí A lệch 1 góc 600 so với phương thẳng đứng rồi thả. Bỏ qua ma sát, lấy g=10m/s2.
a)Tính cơ năng của con lắc.
b)Tính vận tốc của con lắc ở vị trí cân bằng (vị trí mà dây treo trùng với phương thẳng đứng).
---Hết---
Comments
Post a Comment